Đại Lợi

Nguồn gốc và Ý nghĩa tết trung thu?

Có nhiều câu chuyện được truyền tai về nguồn gốc của Tết trung thu, từ khi ra đời đến ý nghĩa thực sự có phải là tết dành riêng cho trẻ em hay không.

Xét về nguồn gốc của tết trung thu thì theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Thời điểm rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là lúc thời tiết mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch nên người dân mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Nhà nhà làm lễ cỗ gia tiên ban ngày, ban đêm thì bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng.

Tết Trung thu có phải chỉ dành cho trẻ em – Giải đáp ý nghĩa thực sự của ngày Rằm tháng 8 001

Trung thu là dịp để người lớn thong thả nhâm nhi tách trà, thưởng bánh ngắm trăng và dự đoán vận mệnh quốc gia

Nhưng vui nhất vẫn là thiếu nhi. Với trẻ em, đây là ngày Tết còn vui hơn tết nguyên đán hàng năm, khi trẻ được người lớn tặng đồ chơi, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao, đưa đi chơi, xem múa lân… Các nhóm trẻ em thường kéo nhau đi múa lân trước cả tuần, thậm chí cả tháng, đi khắp các nhà trong xóm trong làng để xin bánh trái, tiền mừng để mua cây kem hộp sữa…

Trong tối rằm tháng 8 thì trẻ con tụ tập lại cùng phá cỗ và chơi các trò chơi dân gian, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Tết Trung thu có phải chỉ dành cho trẻ em – Giải đáp ý nghĩa thực sự của ngày Rằm tháng 8 002

Nhiệu địa phương, việc múa lân sư rồng còn được tổ chức như lễ diễu hành rất hoành tráng


 Bởi thế, Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm để tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em với những trò vui chơi rộn ràng, tưng bừng khắp làng xóm nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

Các món ăn trên mâm lễ trung thu

Cúng Rằm tháng 8 thường có một mâm lễ ban ngày và mâm cỗ trông trăng.
Lễ gia tiên ban ngày thường là cỗ mặn với đầy đủ các món hương, hoa, đèn, nến, xôi, gà, gạo, muối… Không cần to tát hay tươm tất nhiều món như mâm cỗ rằm tháng 7 nhưng vẫn phải đủ các món cơ bản để cúng gia tiên.

Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu món ăn truyền thống của ngày tết trung thu là bánh nướng, bánh dẻo. Đây là món ăn đặc trưng giống như tết nguyên đán thì có bánh chưng bánh tét vậy. Ngày nay có nhiều loại bánh trung thu với các hương vị khác nhau, thậm chí nhiều người còn tự làm bánh trung thu tại nhà để tỏ lòng thành kính và chân thành với các vị gia tiên nhà mình.

Số điện thoại